Năm 2020 với tác động của đại dịch Covid-19 đã tạo nên những thay đổi lớn cho ngành truyền thông, đặc biệt khi mạng xã hội dần khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình trong tiếp thị, quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân tới đối tượng khách hàng mong muốn. Hãy xem trong năm 2021 này, đâu là 7 xu hướng truyền thông được dự đoán sẽ thống trị mạng xã hội nhé!
1. Nostalgia Marketing
Nostalgia xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hoài niệm, hoài cổ. Nostalgia marketing là hình thức tiếp thị nhằm đánh vào những cảm xúc, kỷ niệm tươi đẹp trong quá khứ của mỗi người.
Hình thức marketing được xây dựng dựa trên một insight khá thú vị: “Càng trưởng thành, con người càng nảy sinh lòng hoài niệm về quá khứ, về tuổi trẻ. Chúng ta thường sẽ cảm thấy tuyệt vời khi được sống lại trong những ký ức của hôm qua.”
Các nhà tiếp thị khi lựa chọn hình thức này sẽ phải sử dụng tất cả mọi thứ để khơi gợi cảm giác được trở về quá khứ, đi sâu vào cảm xúc của khách hàng như hình ảnh, âm thanh, mùi hương…và khéo léo quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ, từ đó thúc đẩy nhanh hành vi mua sắm của khách hàng.
Và đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi người sống và làm việc chủ yếu qua mạng xã hội,hầu hết các hoạt động đều bị ngưng trệ, người ta có nhiều thời gian để sống chậm lại, suy nghĩ và hoài niệm nhiều hơn. Chính vì vậy, đây cũng là cơ hội để Nostalgia Marketing trở lại và dần trở nên phổ biến hơn trên các trang mạng xã hội.
2. Video Marketing
Đại dịch đã khiến cho các chiến dịch marketing online phổ biến hơn cả, kéo theo đó là sự phát triển của video marketing bởi vì video cung cấp nhiều lợi thế giúp người làm marketing dễ dàng hơn trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp hay nhãn hàng.
Nhịp sống thời đại 4.0 khiến mọi người có xu hướng sống “nhanh” hơn trước đây, người dùng thường sẽ không muốn bỏ nhiều thời gian ra đọc các tin tức/thông tin trên mạng xã hội, mà thay vào đó video với nội dung, hiệu ứng bắt mắt sẽ thu hút hơn cả.
Không giống các hình thức truyền tải nội dung khác, video có thể chuyển đổi thông tin thành âm thanh, ngôn ngữ và hình ảnh động một cách rất linh hoạt. Nó giúp marketer tiếp cận người dùng theo cả 3 hướng; vì thế, ngay cả những thông tin phức tạp nhất cũng có thể trở nên dễ hiểu đối với người xem.
Các thể loại video marketing phổ biến hiện nay là: video dạng ngắn (short – form video), video dạng dài (long – form video) và video livestream.
3. Remixing
Phối lại (Remixing) là cách người dùng lấy các định dạng, ý tưởng hoặc mẫu nội dung hiện có và tạo lại chúng theo cách riêng của họ, thể hiện cá tính, phong cách mà họ muốn. Định dạng nội dung phối lại được bắt gặp nhiều nhất trong năm qua là ở trên nền tảng mạng xã hội Tik Tok.
Heba Sayed, lãnh đạo chiến lược tại IBM Cloud và AI, đã dự đoán rằng: “Nội dung do người dùng tạo (UGC content) sẽ là ‘viên ngọc quý’ cho các thương hiệu lớn vào năm 2021. Những nội dung tốt nhất sẽ là những nội dung không phải do các nhà tiếp thị tạo ra, mà thay vào đó, họ tạo điều kiện để người dùng phát triển chúng. Vào thời điểm mà cuộc sống của người tiêu dùng đã thay đổi đáng kể, họ nhìn vào con người chứ không phải thương hiệu, họ sẽ tìm cảm hứng về các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với lối sống mới sau Covid-19″.
Với sự phát triển của TikTok và giờ là Instagram Reels, thương hiệu sẽ có cơ hội lớn cung cấp cho khán giả các công cụ để thu hút và sáng tạo nội dung với hashtag. Bằng cách này, thương hiệu sẽ được quảng cáo và tiếp cận người dùng một cách tự nhiên, thú vị nhất.
4. Memetic Media
Sử dụng memes là một hình thức triển khai nội dung kiểu mới, đang có xu hướng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội bởi sự hài hước và mang tính cộng đồng cao của nó. Memes được hình thành dựa trên một nền tảng ý tưởng hoặc kiến thức chung về thứ gì đó, hoặc mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa một nhóm người, một cộng đồng.
Nội dung memes thường mang tính hài hước, gần gũi và thân thiện, chiếm tỷ lệ lớn được người trẻ sử dụng. Một nghiên cứu cho thấy rằng có 55% người từ 13 đến 35 tuổi gửi meme mỗi tuần.
Chính vì sức lan tỏa cao và khả năng tiếp cận cao tới nhóm đối tượng trẻ, memes thường được ứng dụng vào trong các chiến dịch truyền thông mang tính hài hước, hướng những người trẻ yêu thích sử dụng mạng xã hội. Trong năm tới, các thương hiệu nên dùng meme nhiều hơn để thuyết phục người tiêu dùng, gồm có các vấn đề “nóng” trên và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến thương hiệu.
5. Thương mại xã hội
Big Commerce đưa ra định nghĩa về Thương mại xã hội (Social Commerce) như sau: Thương mại xã hội là phương thức bán hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội. Dịch Covid – 19 khiến cho mọi hoạt động mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, trung tâm thương mại bị ngưng trệ, người tiêu dùng được khuyến khích thực hiện các hoạt động mua sắm qua mạng.
Theo thống kê của Sprout Social, tỷ lệ sử dụng các mạng xã hội của người tiêu dùng đã tăng 54% trong năm 2020. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy mua hàng thương mại điện tử – rõ ràng là bước tiếp theo cho mua sắm trực tuyến.
Thương mại trên mạng xã hội là một xu hướng đang dần xâm nhập vào các nền tảng truyền thông xã hội của chúng ta trong vài năm qua, và sự ra đời của Facebook Shops và Instagram Shops, cùng với các đợt đóng cửa đang diễn ra trên khắp thế giới, cho thấy rằng thương mại trên mạng xã hội sẽ là một cú hích lớn vào năm 2021.
6. Social Media Story
Sự ra đời của hình thức Story với những nội dung ngắn gọn và chỉ giới hạn trong 24 giờ đã giúp doanh nghiệp mở rộng độ nhận diện và tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hình thức này đã giúp số lượng tài khoản hoạt động hàng ngày trên hai nền tảng mạng xã hội Facebook và Instagram tăng tới 500 triệu trong năm 2019 và con số này tiếp tục gia tăng vào năm 2020 và 2021 khi tác động của dịch bệnh Covid – 19 cũng gia tăng thời gian sử dụng mạng xã hội của mọi người.
Truyền thông qua tính năng Story dự đoán sẽ là xu hướng truyền thông mới trong năm 2021 vì khả năng tiếp cận khách hàng rộng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu nhanh chóng giúp doanh nghiệp theo dõi được tệp khách hàng tốt hơn, từ đó đề xuất những giải pháp giúp cải thiện doanh thu.
7. Tiktok
Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với các ông lớn như Facebook, Instagram, nhưng Tiktok vẫn khẳng định được vị thế của mình khi trở thành một trong những mạng xã hội có số lượng người dùng khổng lồ và liên tục tăng lên theo năm.
Theo thống kê của App Annie vào năm 2020 thì thời gian mọi người dành cho TikTok đã tăng 210% so với năm 2019. Nền tảng này tạo ra không gian sáng tạo nội dung video không giới hạn cho tất cả mọi người. Người dùng có thể sản xuất video với nội dung đa dạng, hình ảnh, âm thanh sống động, hình thức video dạng ngắn thân thiện đã thu hút được lượng lớn người dùng mạng xã hội tham gia vào “sân chơi” này.
Đặc biệt, tính đến cuối năm 2019, số lượt tải xuống các video Tiktok trên toàn cầu là 2 tỷ lượt. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các chiến lược truyền thông để tiếp cận được tệp khách hàng mong muốn một cách dễ dàng hơn, và lan tỏa được hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn.
LHP Corporation là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và sản xuất video. LHP Corporation cung cấp các giải pháp truyền thông giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội: Tik Tok, Facebook, Youtube…
Quy tụ những quản lý giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, nhiệt huyết, sáng tạo với chuyên môn, nghiệp vụ cao, LHP Corporation đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm, nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 08 86 266 622 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
————————–
LHP Corporation – People Connection, Future Engagement
Hotline: 08 86 266 622
Email: admin@lhponline.com
Fanpage: LHP Corporation