ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN

Đào tạo trực tuyến dưới góc nhìn của giảng viên và sinh viên

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt hiện nay, hình thức Đào tạo trực tuyến vẫn đang là sự lựa chọn của hầu hết các trường học từ Tiểu học lên đến Cao đẳng − Đại học ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.

SINH VIÊN TỪ BỠ NGỠ ĐẾN THÍCH NGHI VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI

Đến thời điểm hiện tại, dù trải qua khoảng thời gian học online kéo dài khi còn học THPT, các bạn sinh viên năm thứ nhất không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi học online bậc đại học. Cách dạy ở bậc Đại học khác hoàn toàn khi học THPT và việc học trực tuyến hạn chế giao tiếp trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên khiến các bạn sinh viên cảm thấy lo lắng và bỡ ngỡ.

Nhiều sinh viên chia sẻ, khác với cấp THPT, dù học online nhưng thầy cô vẫn yêu cầu bật camera để giám sát, quản lý nhưng khi lên Đại học, giảng viên sẽ không bắt buộc điều này, tự các bạn sinh viên phải ý thức được việc học của mình và điểm số sẽ là kênh đánh giá xác thực nhất về hiệu quả nghe giảng và học bài của sinh viên. Vượt qua những lúng túng ban đầu, nhiều sinh viên cũng chia sẻ những trải nghiệm mới. Đó là việc tự quản lý bản thân trên môi trường trực tuyến, học theo nhóm nhỏ được triệt để phát huy.

Đối với các bạn sinh viên năm 2, 3 hay là sắp tốt nghiệp, vốn dĩ cũng đã quen với việc tự học khi lên Đại học, cho nên việc thích nghi dần với Đào tạo trực tuyến cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều bạn còn cho biết việc học online ở nhà còn giúp các bạn ấy tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và để tự học, trải nghiệm được nhiều kỹ năng khác, hỗ trợ cho công việc tương lai.

GIẢNG VIÊN VẪN LUÔN LÀ “NGỌN HẢI ĐĂNG” CHỈ ĐƯỜNG

Ở môi trường Đại học, giảng viên không còn đóng vai trò sát cánh, luôn theo dõi quá trình học tập của sinh viên sát sao như những cấp học THCS hay THPT nữa, nhưng lại sẽ đồng hành cùng sinh viên như những người bạn, tạo môi trường “tự do trong khuôn khổ” cho người học.

Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt dưới hình thức Đào tạo trực tuyến, giảng viên luôn tăng cường tương tác và trao đổi với sinh viên lắng nghe những ý kiến chia sẻ của sinh viên để tạo tâm lý thoải mái và cảm giác thích thú cho người học. Bên cạnh đó giảng viên đã và đang đa dạng hóa các hình thức giảng dạy ở từng nội dung môn học và lồng ghép nhiều hoạt động trong chương trình giảng dạy để tạo hứng thú học tập, tạo môi trường cho sinh viên trình bày và chia sẻ quan điểm của bản thân để rèn luyện tư duy phản biện và khả năng thích ứng.

Giảng dạy bằng hình thức trực tuyến hay đứng lớp thì chất lượng đào tạo phụ thuộc rất lớn vào giảng viên, trang thiết bị nhiều khi cũng chỉ là công cụ hỗ trợ. Giảng viên cần dành ra một thời lượng nhất định để mô tả khung chương trình và những nội dung sẽ truyền tải, đồng thời cũng lắng nghe trao đổi từ phía sinh viên để hiểu nhau hơn, từ đó mới có thể làm việc với nhau lâu dài.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING PHỤC VỤ GIẢNG DẠY, HỌC TẬP

Việc kết hợp phương pháp dạy − học truyền thống với phương thức dạy − học trực tuyến là một xu hướng phù hợp không chỉ trong hoàn cảnh xã hội hiện tại mà còn là cả sự phù hợp với tiến trình phát triển của nền giáo dục.

Vậy nên, việc xây dựng được một hệ thống E-learning hoàn chỉnh và đồng bộ trong cấp bậc Cao đẳng − Đại học là cần thiết, vừa đáp ứng được việc đổi mới hoạt động giảng dạy, và cũng vừa thể hiện sự hội nhập của nền giáo dục Việt Nam với thế giới.

Trong quá trình áp dụng việc dạy học trực tuyến, các sinh viên thường gặp khó khăn trong việc đăng nhập, đăng ký tài khoản vì việc cùng lúc phải nhớ quá nhiều tài khoản do việc chuyển đổi hình thức dạy học từ Trường/Khoa. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến về việc nền tảng dạy − học trực tuyến bị thoát ra đột ngột hay khó truy cập trong quá trình sử dụng, điều này đã khiến cho người dùng bị khó chịu, dẫn đến việc dạy − học mất đi tính hiệu quả. Vì vậy cần cải thiện tốc độ của đường truyền, dung lượng của server, và hệ thống nhân viên CNTT để hỗ trợ người dùng.

Hệ thống dạy − học này cần đáp ứng được yêu cầu về sự tiện dụng, tức là việc sinh viên có thể học trên nhiều thiết bị như máy tính, hoặc điện thoại và có thể truy cập cũng lưu trữ bài học cả ở dạng online và offline, vì sinh viên có thể học lại bài học nhiều lần, cũng như mọi lúc mọi nơi, chứ không bị phụ thuộc vào học trực tiếp với giảng viên.

Với mỗi học phần, cần có các tùy chọn xây dựng bài giảng bằng hình thức video conference và bài giảng video. Việc đa dạng hình thức giảng dạy sẽ giúp sinh viên tiếp đa dạng cách tiếp cận nội dung bài học đồng thời nâng cao được các kỹ năng cá nhân của bản thân họ.

Hệ thống học liệu cần tích hợp được nhiều nguồn học liệu khác nhau để sinh viên có thể theo dõi, tìm kiếm được tài liệu đa dạng, góp phần nâng cao hiệu quả tự học, nghiên cứu.

Ngoài ra, việc tích hợp các yếu tố tương tác vào bài giảng, hệ thống đề thi, ôn tập cũng như việc tích hợp hệ thống cảnh báo vào trong hệ thống cũng rất hữu ích. Việc hoàn thiện hệ thống dạy − học trực tuyến sẽ là một tiền đề rất tốt để phát triển chất lượng đào tạo trong tương lai.


Vậy nên với xu thế phát triển hiện nay, nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp phát triển hệ thống E-learning cho các đơn vị đào tạo, hãy liên hệ ngay với LHP Corporation – Công ty cung cấp dịch vụ E-learning hàng đầu Việt Nam theo hotline 08 86 266 622 để được tư vấn và hỗ trợ.

Leave a comment